Điểm báo giữa tuần | A better you - 16
Bạn ơi,
Tuần vừa rồi bạn đã có thời gian rảnh để thử nghe sách nói Cánh Đồng Bất Tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trên ứng dụng Fonos chưa? Tụi mình rất mong bạn sẽ thích tập truyện ngắn này. Đó sẽ là động lực để Fonos và những diễn viên lồng tiếng tiếp tục thu âm những cuốn sách tiểu thuyết, truyện ngắn hấp dẫn tiếp theo.
Tuần này, Fonos muốn giới thiệu đến các bạn những cuốn sách có tuổi đời đến 80 năm từ một học giả uyên bác của Việt Nam. Bạn có thể tìm đọc chúng, hoặc nghe thử miễn phí chương 1 mọi cuốn sách trên Fonos. Vì chỉ trong một bài viết ngắn ngủi, Fonos không thể nào diễn tả được hết giá trị trong từng câu chữ của những cuốn sách ấy.
Giờ thì bắt đầu điểm báo tuần này nhé!
✍️ Trích dẫn đáng suy ngẫm
“Xung đột không gì khác hơn là một cơ hội để trưởng thành và kết nối sâu xa hơn với người khác. Mọi xung đột đều ẩn chứa cơ hội học hỏi một bài học quí giá, và cơ hội phát triển bản thân (về hiểu biết, nhận thức và quan điểm).” - Robin Sharma trong cuốn Đời Ngắn Đừng Ngủ Dài.
📈 Thịnh vượng hơn
Rèn luyện bản lĩnh cùng những cuốn sách hay nhất từ học giả Thu Giang (Nguyễn Duy Cần)
Tác giả Thu Giang (Nguyễn Duy Cần) đã bắt đầu viết sách từ năm 1935. Đến nay, có những cuốn sách của cụ đã được hơn 80 tuổi. Những những giá trị vượt thời gian của chúng vẫn được bạn đọc đủ mọi lứa tuổi đón nhận. Bởi lẽ, cụ viết những cuốn sách này hoàn toàn dựa trên những yêu cầu bức thiết của cuộc sống, viết để bồi dưỡng tri thức và tinh thần mà người Việt còn thiếu.
Đây là những cuốn sách hay nhất của Thu Giang (Nguyễn Duy Cần) và cũng thiết thực nhất với bất kỳ ai, từ thanh thiếu niên đến người trưởng thành. Chúng xứng đáng là những cuốn sách gối đầu giường để đọc vào mọi thời điểm trong cuộc đời. Vì mỗi lần đọc, sau mỗi trải nghiệm của cuộc sống, bạn sẽ càng ngộ ra được những điều mới mẻ, những cách hiểu khác cho những lời dạy của cụ. Đọc bài viết trên Fonos Blog.
💪Khỏe mạnh hơn
Sữa thực vật nào thay thế cho sữa bò tốt nhất?
Nếu bạn đã nghe sách nói Nhân Tố Enzyme trên Fonos, bạn sẽ biết rằng sữa bò không quá tốt như chúng ta luôn nghĩ. Vậy chúng ta nên dùng loại sữa thực vật nào để thay thế cho sữa bò? Trong bài viết này, Health Coach Nam Phương sẽ chia sẻ chi tiết về ưu điểm và khuyết điểm của các loại sữa thực vật để bạn dễ dàng lựa chọn cho mình và gia đình:
- Sữa từ hạt: óc chó, điều, hạnh nhân, macca,...
- Sữa từ ngũ cốc: yến mạch
- Sữa đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ, đậu phộng,... Đọc bài viết từ Health Coach Nam Phương.
🧘♂️Tâm hồn thư thái
Tắm rừng – Liệu pháp điều trị tinh thần của người Nhật
Đất nước có nền văn hóa lâu đời Nhật Bản đã phát triển một hình thức y học mới được gọi là “Tắm rừng” (Forest Bathing), hay còn gọi là “Shinrin-yoku” – liệu pháp giúp con người giải tỏa căng thẳng và lo âu. Trong bài viết này, bạn có thể tìm hiểu về "Tắm rừng" và cách thực hiện liệu pháp này.
Đừng lo rằng việc tìm một khu rừng giữa lòng thành phố nghe có vẻ không thực tế. Bạn có thể tận hưởng "tắm rừng" theo cách của riêng mình tại công viên, khu du lịch sinh thái, những nơi có nhiều cây xanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang thiên nhiên về nhà mình bằng cách trồng cây trong nhà, sử dụng các loại tinh dầu như dầu thông hoặc nến hương Hinoki (từ gỗ Hinoki) đều có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và làm chậm phản ứng kích thích thái quá. Đọc bài viết trên Elle.
💡 Cảm hứng tràn đầy
6 Phim tài liệu Netflix phá vỡ định kiến "khô khan"
Trong một thế giới quá tải thông tin, phim tài liệu có thể được coi là những 'lối tắt' kiến thức cho người xem. Qua phim tài liệu, chúng ta học, cảm nhận và phát triển nhận thức của bản thân. Tuy vậy, phim tài liệu thường bị hiểu nhầm là một thể loại khô khan, dễ “gây buồn ngủ”.
Trên thực tế, có rất nhiều phim tài liệu sử dụng các hình thức truyền tải lôi cuốn. Với những thước phim đẹp như điện ảnh và cấu trúc câu chuyện thắt mở gay cấn, đây là hình thức nội dung mang khả năng thay đổi cả thế giới. Đây là những bộ phim tài liệu hay trên Netflix giúp bạn học thêm những kiến thức mới một cách thú vị nhất. Đọc bài viết trên Vietcetera.
📖 Sách hay tuần này
Nhân Tố Enzyme của bác sĩ Hiromi Shinya
Năm 1969, Hiromi Shinya, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa trẻ người Nhật Bản tại Bệnh viện Beth Israel ở thành phố New York, đã phát triển thiết bị và kỹ thuật để loại bỏ polyp qua nội soi, thay vì phải phẫu thuật ở bụng. Đó là một bước đột phá lịch sử trong việc ngăn ngừa ung thư ruột kết. Ông là giáo sư lâm sàng về phẫu thuật của Trường Đại học Y khoa Albert Einstein, Trưởng khoa Nội soi của Bệnh viện Beth Israel ở New York. Chính nhờ kinh nghiệm nội soi tiêu hóa hơn 300.000 ca ở cả Mỹ và Nhật Bản, ông đã đúc kết được cách sống “không bệnh tật” bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống.
Lý thuyết về enzyme của bác sĩ Hiromi Shinya: Enzyme là chất xúc tác protein được tạo ra trong tế bào của tất cả các sinh vật - và chúng cần thiết để duy trì sự sống. Chúng làm tất cả mọi công việc vận chuyển chất dinh dưỡng, tiêu hóa, bài tiết, tổng hợp, giải độc, phân hủy và cung cấp năng lượng. Một số thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, thịt và rượu cần nhiều enzyme hơn để phá vỡ chúng. Do đó cơ thể thiếu đi enzyme để tiêu hóa và hấp thụ. Giải pháp của ông: Tránh các loại thực phẩm làm cạn kiệt enzyme, ăn chế độ ăn nhiều thực vật và thực hành các thói quen bổ sung, duy trì enzyme.
Ông đã áp dụng lý thuyết này cho ông và hai đứa con, cho rất nhiều bệnh nhân của ông. Lần cuối cùng bác sĩ Hiromi Shinya mắc bệnh là khi bị cúm ở tuổi 19. Con của ông cũng đã khỏi bệnh viêm đại tràng và viêm da cơ địa. Sức khỏe của bệnh nhân ông đã cải thiện. Vì thế bạn hoàn toàn có thể tin rằng đây chính là lối sống để không còn bệnh tật.
Bạn có thể nghe thử chương 1 cuốn sách này hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng Fonos.