Tại sao ăn ít lại khoẻ?
Bài viết tham khảo nội dung từ sách nói Ăn Ít Để Khỏe của tác giả Yoshinori Nagumo. Bạn có thể nghe miễn phí chương 1 trên ứng dụng Fonos.
Cơ thể chúng ta có thể thích nghi mạnh mẽ với trạng thái đói nhưng chưa quen với trạng thái no
Lần theo lịch sử phát triển 170.000 năm của loài người là những cuộc chiến chống lại đói và rét. Trong thời kỳ săn bắt và hái lượm, tổ tiên của chúng ta có những ngày no và những ngày đói. Ngay cả khi học cách trồng trọt, con người cũng phải đối diện với rất nhiều vấn đề về thiên tai và thời tiết xấu. Vậy nên đúng như tác giả Yoshinori mô tả “lịch sử loài người là một cuộc chiến bất tận với nạn đói". Khoảng thời gian con người bắt đầu được ăn no mới chỉ 100 năm. Vô cùng ít ỏi so với chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại.
Việc cơ thể con người chúng ta đã quen việc nhịn đói, áp dụng chế độ ăn ít sẽ mang lại những lợi ích gì?
Tế bào được khôi phục
Các nhà khoa học tiến hành quan sát thời gian sinh tồn thực tế của hầu hết các loài động vật khi thay đổi lượng đồ ăn và nhận thấy rằng khi giảm 40% lượng thức ăn, hiệu quả duy trì sự sống kéo dài 1,4 - 1,6 lần thông thường (mức cao nhất). Từ những kết quả thực nghiệm trên, các nhà khoa học suy đoán rằng chắc hẳn có một loại gen nào đó được kích hoạt để duy trì sự sống. Và “gen trường thọ" hay còn gọi là “gen Sirtuin” chính là kết quả của những hoạt động nghiên cứu. Loại gen này sẽ kiểm tra tất cả các gen ở 50.000 tỉ tế bào trong cơ thể người và giúp phục hồi những gen bị hỏng, tổn thương. Loại gen này cũng tham gia vào hoạt động ngăn cản sự lão hoá và bệnh tật. Tuy nhiên, gen Sirtuin chỉ được kích hoạt khi bị đói. Thế nên, việc áp dụng ăn mỗi ngày một bữa sẽ giúp cho tình trạng cơ thể được tốt hơn.
Với quyển sách Ăn Ít Để Khỏe, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể cách xây dựng nếp sống này để khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, đây là bí quyết giúp bạn có được làn da đẹp, trẻ trung, tươi mới cùng vòng eo thon.
Vậy tại sao có những người chỉ uống nước vẫn béo?
Mọi người hay đùa nhau như vậy là có những tạng người mà không ăn gì vẫn béo. Có một loại gen có thể lí giải cho điều này theo tác giả Yoshinori.
Khi con người buộc phải sống sót qua thời kì dài bị đói, tổ tiên của chúng ta đã thu nạp được loại gen giúp con người hấp thụ phần lớn dưỡng chất dù thức ăn không nhiều. Đây chính là “gen đói" giúp con người tích trữ các dưỡng chất dưới dạng mỡ. Vì vậy, những cơ chế khiến cho cơ thể béo lên dù chỉ ăn ít thức ăn chính là thành quả tiến hoá của loài người. Gen đói đã làm tốt trong việc chuyển hoá và tích trữ thức ăn.
Với những thông tin trên, việc áp dụng bữa ăn mỗi ngày một bữa làm sao cho phù hợp?
Làm sao để vẫn có đủ sức cho một ngày làm việc? Cùng nghe chi tiết sách nói “Ăn Ít Để Khoẻ" trên ứng dụng Fonos để hiểu thêm nhé.